Tin mới Liên hệ

Những lễ hội truyền thống đầy màu sắc của Indonesia

Anh Tuấn 10/11/2022

Rambu Solo – Nghi lễ tang ma của tộc người Toraja

Thời gian tổ chức: Từ tháng 7-9

Mang tính truyền thống hơn là một “lễ hội”, Rambu Solo được người Toraja từ nam Sulawesi ở vùng cao nguyên Indonesia tiếp nối. Đây là một nghi thức tang lễ với mục đích tiễn đưa linh hồn người chết về thế giới bên kia. Lễ hội Indonesia này bao gồm rất nhiều bước được chính gia đình người đã mất thực hiện để giảm bớt bất hạnh của họ sau khi qua đời. Có một số đám rước được thực hiện, như mo Paulo (vận chuyển xác chết đến nơi chôn cất). Khách du lịch được chào đón đến tham quan và quan sát các hoạt động. Theo truyền thống, một con trâu được hiến tế cũng như người ta tin rằng con trâu sẽ dẫn đường cho linh hồn sang thế giới bên kia. Rambu Solo thường diễn ra từ tháng 7-9 hàng năm.

Rambu Solo, một lễ hội truyền thống hàng năm của người Toraja ở Indonesia với mục đích tiễn đưa người chết sang thế giới bên kia

Nyepi – Ngày lễ im lặng ở Bali

Thời gian tổ chức: Tháng 3

Lễ hội Indonesia này là ngày kỷ niệm năm mới của người Bali. Mặc dù thời gian tổ chức thay đổi mỗi năm, nhưng nó thường rơi vào tháng Ba. “Nyepi” có nghĩa là “ngày im lặng” và nó liên quan đến việc ăn chay, thiền định và cầu nguyện. Theo thông lệ, đèn được tắt (hoặc giữ ở mức tối nhất), giảm việc đi lại ở mức tối thiểu và không có công việc nào được tiến hành trong ngày này. Trên thực tế, đó là ngày trong năm mà sân bay Bali thực sự đóng cửa. Một số ngôi làng ở Bali làm ogoh-ogoh (tượng ma quỷ làm từ tre và vải) để tượng trưng cho sự tiêu cực, sau đó đem đi diễu hành xung quanh buổi lễ trước khi an táng tại nghĩa trang địa phương. Ở Ấn Độ, nyepi được tổ chức như lễ hội Ugadi.  

Nyepi, một lễ hội ở Bali bao gồm nghi thức im lặng, nhịn ăn, thiền định và làm việc ở mức tối thiểu 

Bau Nyale – Lễ hội bắt giun biển Nyale huyền thoại

Thời gian tổ chức: Tháng 2 hoặc tháng 3

Hàng năm vào tháng 2 hoặc tháng 3, hàng trăm người đổ xô đến Lombok để đón lễ hội Indonesia, Bau Nyale. Tên của nó bắt nguồn từ Bau có nghĩa là ‘bắt’ và nyale, một loại sâu biển. Truyền thuyết về lễ hội Indonesia này liên quan đến công chúa Mandalika trong thần thoại, người bị chết đuối ở vùng nước Lombok trong khi cố gắng thoát khỏi một cuộc hôn nhân sắp đặt, đầu thai dưới dạng một nyale (cá giống giun) để trở lại hàng năm. Những con cá hấp dẫn này chỉ xuất hiện ở Indonesia trong những tháng này và chúng được người dân địa phương đánh bắt rất nhiệt tình. Người ta tin rằng ăn giun (điển hình là món rang lá chuối) sẽ khiến đàn ông sung sức và phụ nữ đẹp như công chúa.

Lễ hội bắt giun biển Bau Nyale ở Lombok, Indonesia

Lễ hội văn hóa thung lũng Baliem – Cuộc chiến giả lập giữa các bộ lạc Papua

Thời gian tổ chức: Tháng 8

Lễ hội Indonesia này được tổ chức bởi người dân Papua, cộng đồng sinh sống trên các hòn đảo phía đông Indonesia. Trong lễ hội, hoạt động đánh trận giả được tổ chức vì người ta tin rằng chiến tranh là biểu tượng của sự thịnh vượng và màu mỡ. Hơn 20 bộ lạc tại Indonesia sẽ cùng nhau tham gia lễ hội kéo dài 2 ngày này. Ngoài cuộc chiến giả lập, người dân còn biểu diễn điệu múa truyền thống trên nền âm nhạc của người Papua được gọi là piton. Hoạt động đua lợn cũng khá phổ biến trong thời gian này. Lễ hội Baliem Vallety diễn ra vào tháng 8.

Lễ hội thung lũng Baliem ở Indonesia, một cuộc chiến giữa các bộ lạc ở Papua 

Lễ hội văn hóa Dieng – Lễ cạo râu Dreadlock

Thời gian tổ chức: Tháng 8

Ở miền trung Java, trẻ em sinh sống trên cao nguyên Dieng có gen di truyền cực kỳ đặc biệt. Khi đến tuổi dậy thì, mái tóc thẳng tự nhiên của họ bắt đầu hình thành lọn tóc dày. Khi điều này xảy ra, họ sẽ đợi đến tháng 8 hàng năm để được cạo sạch tóc trong một nghi lễ cầu kỳ. Đây cũng là hoạt động chính của lễ hội văn hóa Dieng ở Indonesia. Nghi lễ cắt bỏ dreadlocks này theo truyền thống được gọi là ruwatan anak gombel. Cùng với hoạt động này, người ta còn thả đèn lồng bằng giấy truyền thống lên trời và biểu diễn múa rối. Java trở nên sống động trong thời gian này, và khách du lịch chắc chắn sẽ khoảng thời gian tuyệt vời khi hòa mình vào bầu không khí lễ hội Indonesia đầy thú vị của hòn đảo.

Lễ hội văn hóa Dieng ở cao nguyên Dieng của Java, Indonesia 

Waisak (Vesak) – Tìm hiểu cuộc đời Đức Phật

Các lễ hội Phật giáo không chỉ quan trọng ở Indonesia mà còn đối với mọi quốc gia có cộng đồng Phật giáo sinh sống. Trong đó, Vesak hay lễ hội Phật Đản gợi nhớ sự ra đời, giác ngộ và qua đời của Đức Phật Gautama. Ở Ấn Độ, nó được gọi là Phật Purnima. 

Lễ hội Indonesia này diễn ra vào ngày trăng tròn đầu tháng 5, đôi khi nó được tổ chức vào tháng 6. Ở Indonesia, các nhà sư, khách hành hương và tín đồ đi từ đền Mendut đến Borobudur ở miền trung Java, mang theo lửa thánh từ làng Grobogan và nước thánh từ suối Jumprit. Khi tới nơi, họ đi vòng quanh đền 3 vòng theo chiều kim đồng hồ trước khi nhận được sự ban phước từ các bậc thầy trong đền. Sau đó, người dân sẽ thả những chiếc đèn lồng giấy lên trời, tượng trưng cho sự khai sáng của vũ trụ.  

Lễ hội Waisak tại Borobudur, Indonesia 

Pasola – Cuộc đấu trên lưng ngựa của người Sumba

Thời gian tổ chức: Tháng 2 hoặc tháng 3

Diễn ra hàng năm ở phía tây Sumba, lễ hội Indonesia – Pasola diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm. Đây là một lễ hội đua ngựa, trong đó những người tham gia cưỡi ngựa mà không cần yên ngựa và tấn công nhau bằng những ngọn giáo gỗ gọi là hola. Trên thực tế, từ “pasola” có nguồn gốc từ “hola”. Theo truyền thuyết, lễ hội được tổ chức nhằm giúp lãnh đạo làng Waiwuang quên đi nỗi buồn khi người vợ bỏ theo người tình mới. Mới đầu lễ hội Indonesia này diễn ra như cuộc đua xe đổ máu, nhưng ngày nay nó giống một trận chiến giả hơn. Lễ hội Pasola được người Sumba tổ chức để đảm bảo mùa màng bội thu.

Lễ hội Pasola được tổ chức bởi bộ tộc Sumba của Indonesia

Galungan – Lễ hội tôn vinh cái thiện vượt qua cái ác

Galungan là một lễ hội Indonesia của người Hindu có liên quan chặt chẽ với lễ Diwali ở Ấn Độ. Mặc dù cả hai lễ hội có thời gian tổ chức khác nhau, nhưng cả hai đều nhằm mục đích bày tỏ lòng biết ơn đối với Chúa, xua đuổi tà ma và mời linh hồn tổ tiên trở lại Trái đất về gia đình. Galungan diễn ra nhằm tưởng nhớ chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Trên khắp Indonesia, các đường phố được trang trí bằng những chiếc cọc tre gọi là penjor với các lễ vật (điển hình là gạo, chuối và dừa) treo ở trên. Vài ngày trước lễ hội Galungan, người dân sẽ mổ lợn hoặc gà để đãi tiệc và cả gia đình sẽ quây quần bên nhau. Ngày cuối cùng của Gulangan được gọi là Kuningan, được tổ chức chủ yếu tại đền Sakenan, sau đó là các nghi lễ và biểu diễn khiêu vũ.

Trang trí cột tre ở Bali, Indonesia trong lễ hội Galungan

Quốc khánh Indonesia – Ngày tuyên bố độc lập của Indonesia khỏi Hà Lan

Thời gian tổ chức: 17 tháng 8

Trước đây là thuộc địa của Hà Lan, Indonesia đã trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 17/8/1945. Hàng năm, lễ hội Indonesia được tổ chức trọng thể trên khắp đất nước. Các cuộc diễu hành được tổ chức tại thủ đô Jakarta trước Phủ Tổng thống. Mọi người thường treo cờ trong nhà mình. Các làng và thị trấn sẽ tổ chức các cuộc thi, cuộc đua thân thiện như đua bao bố, kéo dây, leo cột truyền thống được gọi là pinjat pinang. Một cuộc thi đáng nhớ khác là ăn kerupak, món nhẹ giòn của Indonesia được treo trên dây cao. Những người tham gia chạy đua sẽ ăn hết phần quà lủng lẳng, nhưng với cánh tay được buộc ra đằng sau lưng!

Hội đua thuyền Bidar – Đua thuyền Mừng Độc lập

Thời gian tổ chức: Tháng 8

Lễ hội Indonesia này được tổ chức song song với Quốc khánh, diễn ra ở Palembang – nam Sumatra. Những chiếc thuyền lớn làm từ cây gỗ cứng được chế tác trong cả năm dài để đua vào ngày đặc biệt này. Thậm chí, chúng có thể dài từ 20-30m, được trang trí bằng sơn và hoa văn tươi sáng. Các thuyền được vận hành bởi gần 70 tay đua, bao gồm một người chỉ huy và một người đánh cồng. Việc chiêm ngưỡng những chiếc thuyền tuyệt đẹp này chạy đua trên vùng biển Sungai Musi là một cảnh tượng khá ngoạn mục! 

Lễ hội đua thuyền Bidar ở Palembang, Indonesia

Eid-Ul-Fitr – Lễ hội Eid đầu tiên của đạo Hồi

Thời gian tổ chức: Tháng 6

Là một quốc gia có tín đồ đạo Hồi đông nhất, Eid (còn gọi là lebaran) là một lễ hội Indonesia cực kỳ quan trọng. Đó được coi là ngày lễ quốc gia. Tất cả nhân viên đều nhận được tiền thưởng theo quy định và các cửa hàng có các chương trình giảm giá và trang trí đặc biệt trong thời gian này. Theo truyền thống, người lao động sẽ trở về nhà, hành động này được gọi là mudik hoặc pulang kampang. Truyền thống đó xảy ra chủ yếu ở Jakarta và Bandung. Theo phong tục, trẻ em thường được tặng những món tiền nhỏ trong những chiếc phong bì nhiều màu sắc. Các gia đình dành cả ngày để tham dự một bữa tiệc cùng nhau, bao gồm các món ăn như chanh, dodol, sambal goring và bánh quy.

Cầu nguyện trong lễ Eid-Ul-Fitr tại Jakarta, Indonesia

Cap Goh Meh – Tết nguyên đán ở Indonesia

Thời gian tổ chức: Tháng 3

Người Trung Quốc ở Indonesia chiếm số lượng không nhỏ, và vì vậy, Tết nguyên đán cũng được tổ chức rộng rãi. Lễ hội Indonesia, Cap Go Meh thường diễn ra vào tháng 3, khoảng 15 ngày sau ngày trăng tròn Imlek. Các thành phố lớn của Indonesia ăn mừng khá phô trương với các cuộc diễu hành đèn lồng, lễ hội ẩm thực, thậm chí biểu diễn điệu múa lân truyền thống barongsai. Người ta tin rằng chính các vị thần đã xuống Trái đất vì Cap Goh Meh. Một số địa điểm tốt nhất để đón lễ hội Indonesia này là Semarang và Bogor ở Java, Singkawang ở tây Kalimantan và đảo Kermaro ở nam Sumatra.

Cap Goh Meh, Lễ hội mừng năm mới của người Indonesia

Lễ hội Lampung Krakatau – Kỷ niệm sự kiện núi Krakatau phun trào

Thời gian tổ chức: Từ tháng 6-10

Lễ hội Indonesia này được tổ chức tại tỉnh Lampung. Lễ Lampung Krakatau được tổ chức với ý nghĩa kỷ niệm sự kiện núi Krakatau phun trào vào năm 1883 đã gây ra tác động thảm khốc với hơn 70% hòn đảo bị phá hủy và lớp tro núi lửa lơ lửng trên bầu trời trong gần một năm sau đó. Sự kiện đó làm nổ tung tro bụi núi lửa đi xa tới 4.500km, đến tận New York và Na Uy. Lễ hội này bắt đầu vào năm 1991 như một cách để kỷ niệm sự kiện núi Krakatau phun trào. Hàng năm Lampung Krakatau được tổ chức từ tháng 6-10 hàng năm, bao gồm các cuộc triển lãm, biểu diễn văn hóa, thậm chí cả các chuyến tham quan núi lửa.

Lễ hội Lampung Krakatau, kỷ niệm sự kiện núi Krakatau phun trào 

Yadnya Kasada – Lễ vật tế thần núi lửa

Thời gian tổ chức: Từ tháng 5-9

Được gọi là Kasada, lễ hội Indonesia này được tôn vinh bởi cộng đồng Tenggerese ở Đông Java. Dựa trên lịch âm của người Hindu, Yadnya Kasada này được tổ chức vào ngày 14 của tháng Kasada hàng năm. Theo truyền thuyết địa phương, một cặp vợ chồng không con đã được các vị thần ban phước cho 24 đứa con khi cầu nguyện ở núi Bromo, với điều kiện họ phải hy sinh đứa con thứ 25 của mình cho núi lửa. Một số biến thể của truyền thuyết cho rằng cặp vợ chồng đã từ chối, và núi lửa phun trào mang theo đứa trẻ. Hàng năm, người dân địa phương và khách du lịch thực hiện cuộc hành trình lên núi Bromo và cúng tế nhiều món đồ như dê, hoa, rau, thậm chí cả tiền. Những cá nhân dũng cảm khác leo lên miệng núi lửa để nhận những món hàng này, coi đó là dấu hiệu của sự may mắn.

Những người sùng đạo hướng đến núi Bromo để cúng dường cho nghi lễ Yadnya Kasada

Jember Fashion Carnaval – Lễ hội hóa trang hoa lệ trên những con phố của Jember

Thời gian tổ chức: Tháng 8

Được tổ chức dưới dạng lễ hội hóa trang (giống như lễ hội nổi tiếng của Brazil), Jember Fashion Carnaval diễn ra ở Đông Java. Lễ hội Indonesia này được lấy cảm hứng từ tuần lễ thời trang do nhà thiết kế Dynand Fariz tổ chức vào năm 2002. Năm 2003, lễ hội hóa trang đầu tiên bao gồm một đám rước các vũ công trong trang phục lộng lẫy. Nó đòi hỏi nhiều tháng chuẩn bị, với hàng trăm tình nguyện viên và hàng nghìn người tham gia từ trẻ em mẫu giáo đến công chúng. Đám rước thường là một đường băng dài 4km, có cả triển lãm thời trang. Bạn có thể thưởng thức lễ hội hóa trang thời trang Jember vào tháng 8 hàng năm.

Trang phục đầy màu sắc được nhìn thấy tại Jember Fashion Carnaval

Bài viết liên quan