Ngũ Đài sơn
Chẳng những thế núi kỳ lạ, Ngũ Đài Sơn còn được ca ngợi là thế giới trong suốt và yên lành vì khí hậu độc đáo ở đây. Trong năm, ngoài ba tháng 6,7 và 8, đỉnh núi liên tục phủ tuyết trong chín tháng còn lại khiến Ngũ Đài sơn cơ hồ không có mùa hạ. Vì thế, Ngủ Đài sơn còn được gọi là Thanh Lương sơn. tài liệu Thanh Lương sơn chí chép: “Băng đóng cả năm, khiến mùa hạ vẫn có cảnh tuyết bay, khí hậu cực kỳ mát mẻ, vì thế có tên thanh lương”
Thật ra, danh xưng Thanh Lương còn gắn liền với câu chuyện thần kỳ. Tương truyền, vào thời thượng cổ, Ngũ Đài sơn là khu vực có khí hậu khắc nghiệt khác thường: mùa đông nước đóng thành băng; mùa xuân, cát bay đá lỡ; mùa hạ cực kỳ nóng bức. Vì thế, nông dân không thể trồng trọt, cày cấy. Để giải trừ khổ nạn này cho chúng sinh, Văn Thù Bồ tát đến Long cung cầu viện, mượn về một tảng đá tên là “Yết Long Thạch”. Sau khi ném tảng đá xuống, cả khu vực bỗng mát mẻ, trong lành. Từ đó, người ta gọi tảng đá thần kỳ ấy là Thanh Lương thạch và xây cất chùa Thanh Lương để thờ.
Từ ngàn xưa Ngủ Đài sơn, Ngủ Đài sơn được tín đồ Phật Giáo sùng mộ và xếp vào vị trí thứ nhất trong Tứ đại Phật sơn vì đây là nơi của hóa thân Văn Thù Bồ tát – theo tiếng Phạn có nghĩa là diệu đức và cát tường (đem lại phúc lành). Theo điển tích Phật giáo, trải qua quá khứ vô lượng kiếp, Ngài thành Phật với tên Long Chủng Thượng Tôn Như Lai, đã từng dẫn dắt nhiều kẻ tu hành đắc đạo nên được gọi là tam thế Phật mẫu. Ngài cũng mang mỹ danh Thất Phật chi sư, vì 7 vị Phật theo ngài đã ngộ đạo. Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, Ngài giáng sinh ở Ấn Độ, hiện thân Bồ tát để trợ giúp Thích Ca Mâu Ni trong việc thuyết pháp. Ngài là vị Bồ tát thứ nhất, chủ trì lĩnh vực trí tuệ. Hình tượng phổ biến của Ngài là 5 búi tóc trên đỉnh đầu, biểu thị đầy đủ 5 loại Phật trí; tay cầm bảo kiếm thể hiện trí huệ sắc bén; cỡi sư tử biểu thị sức mạnh kiệt sức của trí tuệ.
Ngũ Đài sơn được coi là cõi tu luyện của Văn Thù bắt đầu từ thời nhà Đường với cứ liệu sớm nhất là bản dịch Nghiêm Hoa kinh, quyển 29 với tựa đề Bồ tát trú xứ phẩm. Trãi qua gần 2.000 năm lịch sử, Ngủ Đài sơn là nơi hình thành các tông phái Phật giáo như Thiền tông…, có ảnh hưởng và thế lực lớn.
Ngoài ra, Ngũ Đài sơn còn nổi tiếng với tập tục “Hoàng giáo đả quỷ” xuất phát từ câu chuyện xảy ra từ thời Đường Khai Thành (tức năm 838).Lãng Đạt Ma giết anh, lên ngôi, có ý đồ tiêu diệt Phật giáo khiến các tín đồ phẩn uất. Một hôm, vào dịp tế lễ trọng đại, một tăng nhân tên Đa Nhĩ Cát, cải trang thành con bạch mã màu đen, tình nguyện vào cung ca múa. Khi đến gần Lãng Đạt Ma, Đa Nhĩ Cát bắn chết tên “ác vương”. Khi bị truy đuổi, Đa Nhĩ Cát phi ngựa qua dòng sông, con ngựa trở thành bạch mã, còn ông hay áo trắng. Nhờ thế, ông thoát thân và từ đó, Phật giáo Tây Tạng khởi sắc.
Cửu Hoa sơn
Theo khảo sát của nghành địa chất học, trước đây 200 triệu năm, Cửu Hoa sơn vốn là biển cả. Cách nay 140 triệu năm, trái đất chuyển qua một cơn chuyển mình kịch liệt, bỗng nhiên mặt đất nổi lên giữa biển cả và biến thành lục địa. Nhưng tảng nham thạch trên Thiên Đài hiện nay chính là dấu tích còn lại từ thời xa xưa.
Thời xưa, Cửu Hoa sơn có tên là Lăng Dương sơn, Gồm 9 ngọn núi diễm lệ, xa trông như 9 anh em đứng kề vai nhau nên cũng được gọi là Cửu Tứ sơn. Nhà thơ Lý Bạch từng ba lần đặt chân tới đây và từng đề thơ ca ngợi phong cảnh kỳ lạ này:
Tích tại Cửu giang sơn
Dao vọng Cửu Hoa Sơn
Thiên hà khải lục thượng
Tú xuất cửu phù dung
Từ đó, Cửu Tử sơn được đổi tên thành Cửu Hoa sơn. Cuối thời Đông Hán, Cửu Hoa sơn bắt đầu xây dựng chùa chiền, truyền bá Phật giáo. Vào năm Vĩnh Huy thứ 4 (tức năm 653), Kim Kiều Giác – thuộc vương tộc Triều Tiên – vượt biển – đến Cửu Hoa sơn, thấy phong cảnh nơi đây mỹ lệ, bèn ẩn cư tu hành suốt 75 năm. Vào đời nhà Đường, năm Khai Nguyên 16 (tức năm 728), nhà tu này viên tịch. Theo các sử liệu, khi Kim Kiều Giác qua đời, dung mạo vẫn tươi tỉnh như lúc còn sống. Hơn nữa, đêm an tán Kim Kiều Giác, nơi chôn cất phát sáng rực rỡ. Chúng tăng cho rằng ngài chính là hóa thân của Địa Tạng Bồ tát, bèn chuyển vào nhục thân điện. nơi đây có phần trưng bày văn vật Phật giáo với nhiều văn vật quí giá như chiếu dụ viết tay của vua Khang Hy, Càn Long, Ấn Độ đối diện chân kinh viết bằng phạn ngữ.
Trong Tứ đại Phật sơn, Cửu Hoa sơn có cả thảy 79 ngôi chùa lớn nhỏ, trải rộng trên 7,5km với con đường dốc gồm 200 ngàn bậc đá. Trong số đó nổi tiếng nhất là Cam Lộ tự, Bách Tế cung, thượng Thiền đường và Thiên Thai tự.
>> xem thêm: Hành Hương Chiêm Bái Tứ Đại Thánh Tích Phật Sơn Trung Hoa
Nga Mi sơn
"Nga Mi” một cái tên khá quen thuộc với người Việt, địa danh nổi tiếng gắn liền trong nhưng bộ tiểu thuyết Kim Dung và những bộ phim kiếm hiệp Hoa Ngữ. Nhắc đến Nga Mi người ta hay nghĩ ngay đến đây là tên gọi của một môn phái nằm trên đỉnh núi có tên là Nga Mi Sơn. Thế nhưng ít ai biết được rằng Nga Mi Sơn còn là thánh địa của Phổ hiền Bồ Tát và một ngọn núi có phong cảnh thiên nhiên đẹp tự tranh vẽ.
Theo Thủy Kinh chú, “Cách thành đô ngàn dặm, dưới bầu trời thu xanh trong, ở phía xa hai dãy núi đối nhau như mày ngài”. Vì thế, người ta đặt núi là Nga My. Từ thời Đông Hán (thế kỷ thứ 1), Nga My sơn đã xây dựng điện thờ. Thuở ban đầu, Nga My sơn là lãnh địa của đạo giáo.Về sau khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, cả Đạo giáo và Phật giáo đều cùng tồn tại ở đây. Nhưng đến đời Đường – Tống, Đạo giáo suy dần, Phật giáo chiếm ưu thế. Đời Minh Thanh, Phật giáo chiếm giữ địa vị thống lĩnh và đến thời Tùy Đường, Nga My sơn đã trở thành nơi tu luyện của Bồ Tát Phổ Hiền.
Một trong những kiến trúc phản ánh được đặc điểm lịch sử trên của Nga My sơn là Vạn Niên tự. Khảo sát ngôi chùa kỳ lạ này, người ta bị quyến rũ bởi phong cách kiến trúc độc đáo của nó không giống kiểu thức của chùa chiền Phật giáo, cũng không hoàn toàn giống Phật tự kiểu Lạt Ma, Vạn Niên tự mang dáng dấp kiến trúc Đạo giáo rất rõ nét. Đỉnh của nó hình tròn, bồn vách tường hình vuông”. Quan sát kỷ hình thể, phong cách kiến trúc ở đây tương tự lăng mộ Thành Cát Tư Hãn. Trong Vạn Niên tự, bức tượng đồng nổi tiếng thời Bắc Tống – Phổ Hiền bồ tát cỡi voi – vẫn là dấu tích oai nghiêm, đánh dấu một thời kỳ lừng lẫy của Phật giáo. Bức tượng cao 7,35m, nặng 62 tấn.
Trong bốn núi Phật lớn nhất Trung Quốc, Nga My sơn còn là nơi sản sinh môn phái võ thuật trứ danh: Nga Mi phái. Cũng như ngôi chùa Vạn Niên, võ thuật Nga My sơn là nơi kết hợp Phật giáo và Đạo Giáo. Hấp thu phương thức “động công” của Đạo giáo và tinh túy phép tu thiền của Phật, phái Nga Mi sơn sáng tạo phương pháp luyện công vừa động vừa tĩnh. Phương thức này kết hợp với các loại quyền thuật, khí giới và các chiêu thức khác, làm nên diện mạo mới mẻ của nghệ thuật Nga My. Người ta còn giữ được nhiều tài liệu quí giá của đời Minh luận về võ thuật phái Nga Mi sơn. Trong Nga Mi đạo nhân quyền ca, Đường Thuận Chi miêu tả cụ thể kỹ thuật thượng thừa của phái Nga Mi với nhiều tranh minh họa sống động.
Phổ Đà sơn
Ở Triết Giang, vốn có tên Lạc Ca sơn. Vào đời Minh, năm Vạn Lịch thứ 32 (tức năm 1605), Phổ Đà tự được sắc chỉ ban cho mấy chữ “Hộ quốc vĩnh thọ Phổ Đà thiền tự”, vì thế núi được đổi tên thành Phổ Đà sơn “Lạc Ca” theo tiếng Phạn có nghĩa là “đóa hoa trắng xinh đẹp” vì ngọn núi này hình dung như một đóa hoa sen nổi giữa biển.
Vào năm Lương Trinh Minh thứ hai (tức năm 916), có một tăng nhân Nhật Bản rước tượng Quan Âm từ Ngũ Đài sơn về nước. nhưng đến vùng Phổ Đà sơn, gặp gió bảo giữ dội, tượng Quan Âm phải giữ lại thờ phụng nơi một nhà dân. Ngôi nhà ấy được mệnh danh là “ Viện Quan Âm không chịu đi”. Từ đó, Phổ Đà sơn trở thành nơi tu trì của Quan Âm Bồ tát, theo kinh điển nhà Phật, Bồ tát có nhiều hóa thân, nhưng sau khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc, Quan Âm theo cách nghĩ của người Trung Quốc đã trỡ thành một người mẹ hiền với tình thương không bờ bến và thường mang dung mạo, “mi như trăng nhỏ, mắt như hai vì sao, mặt ngọc, môi đỏ”. Do đó, mặt dù xuất thân từ Ấn Độ, Quan Âm mang dáng dấp từ bi Trung Quốc, điều này có nhiều nguyên do sâu sa. Một là óc tưởng tượng của những nghệ sĩ điêu khắc đã xây dựng hình tượng Quan Âm. Đây là hình tượng phụ nữ kết tinh quan điểm mỹ học cổ điển Trung Quốc và lý tưởng từ bi của dân gian. Hai là bối cảnh văn hóa và sự Trung Quốc hóa nền văn hóa Phật giáo đã thay đổi hình tượng của Quan Âm.
Trong Tứ đại Phật sơn, chỉ có núi Phổ Đà treo lơ lửng giữa biển, mang lại cho ngôi Phật tự trứ danh này một nét hấp dẫn riêng, làm nên sắc thái độc đáo của Trung Quốc.
>> xem thêm: Cẩm nang du lịch