Theo tiêu chí này, có thể kể tên một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Comoros, Djibouti, Libya, Bahrain, Kuwait, Maldives, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, Malta, Monaco, Thành Vatican...
Các quốc gia sở hữu diện tích chủ yếu là sa mạc, nằm trong vùng khí hậu đặc biệt khô hạn thường thiếu sông hoặc không thể duy trì các dòng sông quanh năm.
Trong danh sách này, Saudi Arabia là quốc gia lớn nhất về diện tích (2,1 triệu km2). Đất nước này có nhiều cát, khô và nóng. Lượng mưa nhiều nhưng đều bị hấp thụ hoặc bốc hơi ngay lập tức trong nhiệt độ cao.
Chỉ một ít ốc đảo xuất hiện trên cồn cát sa mạc. Còn lại, không có con sông hoặc nguồn nước chính nào tồn tại ở đây. Điều này gây ra khó khăn lớn cho người dân Saudi Arabia trong cuộc sống. Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt, họ phải lấy nước từ các nhà máy khử muối hoặc hồ chứa dưới lòng đất với chi phí rất đắt đỏ.
Tương tự, Libya là quốc gia không có sông lớn thứ hai trong danh sách. Phần lớn diện tích đất nước được tạo thành từ sa mạc Libya - một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái Đất. Lượng mưa ở đây cực kỳ hiếm và không có sông. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm vẫn tồn tại và cung cấp nước ngọt cho 6,7 triệu người dân.
Ảnh: CNN.
Kuwait, Oman, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yemen cũng có khí hậu khô hạn hoặc sa mạc. Djibouti có những con lạch nhỏ nhưng chỉ xuất hiện vào mùa mưa.
Đảo và quần đảo
Một số hòn đảo có nguồn gốc từ đá núi lửa cứng, xốp hoặc diện tích quá nhỏ để có có một con sông chảy qua. Ví dụ, đảo quốc Comoros có tổng diện tích khoảng 2.000 km2 - quá nhỏ để tạo ra dòng nước lớn.
Bahrain ở vịnh Ba Tư, Maldives ở Ấn Độ Dương, Malta ở biển Địa Trung Hải, Kiribati, quần đảo Marshall, Nauru, Tonga, Tuvalu... đều là các quốc đảo hoặc là một phần của quần đảo ở Châu Đại Dương.
Địa hình ở đây khiến ngay cả khi mưa rơi, các dòng sông cũng không thể duy trì được. Lượng mưa thấm vào lòng đất chứ không tạo thành các kênh sông vĩnh viễn.
Do biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao, Bahrain phải sử dụng phương pháp khử muối đối với nước ngầm, nước biển và nước thải để sử dụng trong cuộc sống.
Ảnh: Joali Maldives.
Diện tích quá nhỏ
Thành Vatican và Monaco lần lượt là hai quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới.
Thành Vatican là quốc gia độc lập nằm trong lòng Rome, thủ đô của Italy. Đây là nơi đặt trụ sở chính của Giáo hội Công giáo La Mã. Đất nước này nhỏ nhất thế giới cả về quy mô lẫn dân số. Bên trong Thành Vatican không có sông, suối.
Ảnh: History of Yesterday.
Tương tự, Monaco cũng là một quốc gia thành phố, vừa nhỏ bé, vừa giáp với Pháp ở 3 mặt và biển Địa Trung Hải ở 4 mặt. Vị trí và cấu trúc thành phố khiến nơi đây không có bất kỳ con sông tự nhiên nào.